Trong phần 2, chúng ta đã tìm hiểu một số khái niệm cơ bản của Scrum, ở phần này, chúng ta sẽ cùng làm rõ thêm về các vai trò trong nhóm Scrum.
Có 3 yếu tố quan trọng cấu thành Scrum gồm: vai trò (roles), sự kiện (events) và đồ nghề (artifacts). Và điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây chính là các vai trò và trách nhiệm của mỗi vai trò trong Scrum, một trong những nhân tố quan trọng dẫn đến sự thành công của Scrum. Như mọi người đã biết trong Scrum hiện tại đang bao gồm 3 vai trò chính:
- Chủ sản phẩm(Product Owner)
- Điều phối viên(Scrum Master)
- Nhóm phát triển(Development Team)
Product Owner (chủ sản phẩm)
Product Owner (PO) là người hiểu rõ nhất về sản phẩm và các yêu cầu của sản phẩm, chịu trách nhiệm định hướng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất. Vai trò này thường được đảm nhiệm bởi khách hàng. Trong trường hợp khách hàng không sắp được người tham gia thì Business Analyst (BA) hoặc Bridge Software Engineer (BrSE) của công ty phần mềm có thể thay thế vai trò này. Trong một nhóm Scrum, PO là một người duy nhất.
Product Owner chịu trách nhiệm:
- Quản lý Product Backlog.
- Mô tả các hạng mục trong Product Backlog.
- Sắp xếp các item trong Product Backlog để tôi ưu hóa mục tiêu và trách nhiệm.
- Đánh giá một cách khách quan giá trị công việc mà Development Team thực hiện.
- Đảm bảo Product backlog luôn rõ ràng và dễ hiểu.
- Đưa ra tiêu chí để đánh giá/nghiệm thu sản phẩm.
Không ai ngoài Product Owner được phép yêu cầu Nhóm phát triển làm gì khác, và Nhóm phát triển cũng không được phép làm bất cứ gì theo ý của người khác.
Bởi vậy để làm được một Product Owner cần có các kĩ năng cần thiết sau:
- Phải có kinh nghiệm về sản phẩm sẽ phát triển
- Hiểu rõ về khách hàng và quy trình nghiệp vụ của sản phẩm
- Hiểu rõ các nhu cầu, chức năng, mức độ ưu tiên của sản phẩm
- Có kĩ năng giao tiếp tốt với nhóm phát triển
Nhưng nhiệm vụ chính của PO là:
- Công việc đầu tiên của PO là tìm hiểu và phân tích kĩ về sản phậm dự định phát triển, lên danh sách các tính năng mong muốn bằng việc liệt kê chung trong Product Backlog. Đây là danh sách các hạng mục mà nhóm phát triển dựa vào để làm việc và chuyển thành các tính năng của sản phẩm thật. Danh sách này không phải là cô định mà được điều chỉnh trong suốt qua trình phát triển của sản phẩm sao cho phù hợp nhất.
- Các hạng mục của Product Backlog sẽ được PO đánh giá giá trị và săp xếp. Hạng mục nào có giá trị cao hơn sẽ đươc đưa lên trên để sản xuất sớm nhất. Khái nhiệm giá trị ở đây phụ thuộc vào rất nhiều yếu tốt, ví dụ như lợi nhuận, mong muốn kahchs hàng và mục tiêu chiếc lực, v.v…
- Nhiệm vụ thứ 3 của PO là tối ưu hoá lợi nhuận trên vốn đầu tư. Trong khi, khả năng sản xuất của Nhóm Phát Triển thường có một giới hạn nhất định, PO là người luôn phải tìm cách để sử dụng tốt nhất khả năng này. vì vậy, ngoài việc sắp xếp các hạng mục trong Product backlog thì Po cũng cần phải biết nói “không” để laoij bỏ những mạng mục không cần thiết.
- PO phải giữu cho Product backlog luôn được minh bạch,. rõ ràng đối với tất cả mọi người .
- Một nhiệm vụ nữa của PO là giải thích cho Nhóm Phát Triển hiểu rõ hạng mục Của Product backlog. Điều này đảm bảo nhóm phát triển hiểu đúng và đầy đủ về từng hạng mục mà họ triển khai.
- Nhiệm vụ cuối cùng là theo dõi tiến độ phát triênmr của sản phẩm.
Sự thành công của PO phu thuộc vào những yếu tố như:
- PO cần được trao quyền ra quyết định. Các quyết định này cần phải được tôn trọng. Chúng được thể hiện thông qua nội dùng và trật tự của các hạng mục trong một Product Backlog . Nhóm Phát triển chỉ làm việc dựa trên Product Backlog này chứ không phải làm theo bất cứ yêu cầu nào khác, cho dù yêu cầu đó xuất phát từ bất cứ ai.
- PO phải hiểu biết về lĩnh vực sản phẩm đang xây dựng. Điều này cần thiết để giữ đúng hướng đi trong quá trình phát triển, đưa ra các quyết định, lựa chọn, thêm hay loại bỏ các tính năng nhằm giữ cho Nhóm phát triển luôn làm việc trên những hạng mục cần thiết và sản phẩm luôn mang lại giá trị cao.
- PO phải có đủ thời gian cho công việc của mình. Tốt nhất anh ta là người làm việc fulltime cho một sản phẩm duy nhất để tránh suy giảm hiệu quả công việc.
- PO phải có kĩ năng giao tiếp và thương lượng tốt. Quá Trình pt sản phẩm đòi hỏi PO trao đổi và cộng tác thường xuyên với NHÓM PHÁT TRIỂN và các bên liên quan, cùng với đólà thương lượng để đưa ra quyết định ảnh hướng đến sản xuất và sản phẩm. Do đó , các kĩ năng này rất quan trọng để đảm bảo công việc PPO có thể đạt kết quả cao nhất.
Scrum master (Điều phối viên)
ScumMaster là một vai trò then chốt trong nhóm Scrum có trách nhiệm đảm bảo Scrum được vận hành đúng bằng việc tuân thủ nguyên lý, các kĩ thuật và qui tắc Scum nhằm hướng đến kết quả tốt nhất. ScrumMaster là người tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho nhóm làm việc tốt nhất có thể, huấn luyện đội nhóm thành thục Scrum và hưởng lợi ích từ Scrum. Scummaster không trực tiếp tham giao vào công việc làm ra sản phẩm nhưng là chất kết dính để các bên phối hợp với nhau tạo ra sản phẩm tốt. ScrumMaster không phải là quản lý của nhóm mà là một lãnh đạo theo phong cách phục vụ. Với vai trò là lãnh đạo phục vụ, Scrummaster cung cấp các dịch vụ cho Product Owner, Nhóm Phát Triển và Tổ Chức.
Các công việc chính của một Scrum Master bao gồm:
- Đảm bảo cho quy trình Scrum được tuân thủ
- Thúc đẩy các sự kiện Scrum theo yêu cầu hoặc khi cần thiết
- Huấn luyện nhóm phát triển cách tự tổ chức và làm việc liên chức năng
- Lọai bỏ các trở lực trong quá trình tác nghiệp của nhóm phát triển
- Phát hiện và giúp nhóm phát triển giải quyết các vấn đề
- Giúp nhóm phát triển học hỏi từ các kinh nghiệm
Vì vậy, để làm được một Scrum Master cần phải có các kĩ năng cần thiết sau:
- Am hiểu về Scrum và các quy trình của Scrum.
- Có kĩ năng về quản lý, xử lý tình huống, giải quyết các mâu thuẫn, động viên và phát huy khả năng làm việc của người khác.
- Có khả năng gắn kết giữa các thành viên.
Vậy tóm lại công việc của ScrumMaster là
- Tổ chức các cuộc họp: như Planing meeting, Daily meeting, Reto, Demo v.v…
- Thanh tra, thu nhập và minh bạch hoá thông tin: Để tìm ra nguyên nhân của 1 vấn đề, ScrumMaster còn phải thành tạo và liên tục sử dụng 5WHYs để tìm ra các thúc đẩy nhóm tiến lên. Các thông tin quan sát được, điều tra được cần lưu trữ và tổ chức khoa học để tiện bề truy xuất
- Loại bỏ trở ngại: sư dụng 5WHYS để tìm những phương án cho những tình huống khó khăn. ngoài ra SM có thể duy trì một danh sách trở ngại (Impediment Backlog) và cùng với các bên để tháo gỡ dần dần.
- Tìm kiếm cải tiến
- Huấn luyện cho nhóm: thông qua các buổi seminar, workshop, coaching
NHÓM PHÁT TRIỂN
Nhóm phát triển là nhóm chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển sản phẩm. Mỗi người trong nhóm sẽ có những kĩ năng riêng biệt khác nhau. Nhóm này nhằm phát huy tối đa các kĩ năng của mỗi thành viên trong nhóm để có thể đạt được kết quả cao nhất.
Đặc điểm của Nhóm phát triển:
- Là một nhóm tự tổ chức(self-organizing)
- Là một nhóm liên chức năng( cross-functional) với tất cả các kĩ năng cần thiết để tạo ra phần tăng trưởng của sản phấm
- Các thành viên trong nhóm phát triển có thể có các kĩ năng chuyên biệt, đặc thù nhưng họ phải chịu trách nhiệm dưới một thể thống nhất là nhóm phát triển
- Nhóm phát triển không chứa bất cứ một nhóm con nào khác với các chức năng đặc thù
- Họ nhận công việc, ước lượng thời gian hoàn thành và chịu trách nhiệm về chất lượng của phần công việc mà mình được giao
- Sửa lỗi và đóng góp vào việc cải tiến sản phẩm
- Hiểu và tuân thủ các quy trình trong Scrum
- Tham gia các sự kiện trong Scrum như: Planning meeting, daily meeting, Retrospective meeting
Một nhóm phát triển thường từ 3 đến 9 thành viên. Product Owner và Scrum Master sẽ không được tính vào nhóm phát triển, trừ khi họ cũng kiêm luôn vai trò là thành viên của nhóm phát triển đấy.
Đế làm được các việc trên, các thành viên trong nhóm phát triển cần có một số kĩ năng sau:
- Hiểu, áp dụng được Scrum
- Có các kĩ năng về phân tích, thiết kế, ngôn ngữ lập trình, kiểm thử phần mềm
- Có kĩ năng làm việc nhóm
Ngoài việc trực tiếp làm ra sản phẩm, sự am hiểu của nhóm phát triển về sản phẩm là rất quan trọng để đi đến thành công. Đặc biệt là đối với các sản phẩm mới. Ở đó, sản phẩm là cả một quá trình tìm tòi, thử nghiệm, điều chỉnh mà ngay cả Product Owner và các bên liên quan đều không biết rõ ràng từ trước.
Tổng kết
Phần 3 của seri đã giúp của bạn tìm hiểu các nhóm Scrum , ở phần sau, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các sự kiện trong Scrum nhé.
Nội dung bài viết được trích từ https://viblo.asia/p/cac-vai-tro-trong-scrum-pVYRPjqkG4ng